Chân Mật
Mới đây bộ phim Liên minh quân sự do tài tử Ngô Tú Ba đóng vai chính đang gây chú ý bởi diễn xuất tinh tế của nam chính cũng như vẻ đẹp và phong thái của người đẹp Chu Chỉ Hề trong vai Chân Mật (thứ hai từ trái sang). Thực tế vai Chân Mật từng được nhiều sao nữ nức tiếng xinh đẹp thể hiện qua nhiều bộ phim.
Cô vốn là vợ của Tào Cách và được hậu thế cải biên thành nhân vật chính trong tác phẩm Lạc Thần phú của Tào Trực với nhiều truyền thuyết lay động lòng người. Trên màn ảnh nhân vật này từng xuất hiện trong phim Truyền kỳ Đồng Tước vương triều Lạc Thần do Lã Tú Lăng (ảnh đầu bên trái) thể hiện, do Thái Thiếu Phân đóng trong bộ phim kinh điển Lạc Thần của TVB và trong phiên bản Tân Lạc Thần gần đây do người đẹp Lý Y Hiểu thể hiện.
Dưới đây là các phiên bản dàn mỹ nhân phim cổ trang qua các thời kỳ, nhân vật nào khiến bạn ấn tượng và tâm đắc nhất?
Phan Kim Liên
Hàng trên từ trái qua phải qua trái, hàng dưới từ phải qua trái: Phiên bản Phan Kim Liên lẳng lơ của Dương Tư Mẫn trong Kim Bình Mai, Phan Kim Liên đẹp nhất màn ảnh của Vương Tổ Hiền trong Phan Kim Liên: Tiền thế kim sinh, của Lê Tư trong Thủy Hử vô gian đạo, Can Đình Đình trong Tân Thủy Hử, Vương Tư Ý trong Thủy Hử (1986) và lẳng lơ khêu gợi của Ôn Bích Hà trong Hận Tỏa Kim Bình.
Điêu Thuyền
Lâm Đại trong phim Điêu Thuyền phiên bản 1958, Trần Hồng trong Tam Quốc diễn nghĩa bản 1994, Trần Hảo trong Tam Quốc bản 2010, Cổ Lực Na Trát trong Võ thần Triệu Tử Long, Phan Nghinh Tử trong Điêu Thuyền (1988) và Lợi Trí trong Điêu Thuyền (1987).
Dương Quý Phi
Vì vai diễn này khiến nhiều sao nữ buộc phải tăng cân cho phù hợp với hình tượng mỹ nhân thời Đường. Có thể kể đến Phùng Bảo Ngọc trong Dương Quý Phi do Đài Loan sản xuất năm 1986, Lâm Phương Binh trong Đường Minh Hoàng (1990), Phạm Băng Băng trong Dương Quý Phi (2013), Hướng Hải Lam trong Dương Quý Phi phiên bản do TVB sản xuất năm 2000, Vương Lộ Dao trong Đại Đường ca phi (2003) và Chu Khiết trong phiên bản điện ảnh Dương Quý Phi (1992).
Đát Kỷ
Năm 1990 nữ diễn viên gạo cội Phó Nghệ Vỹ vào vai Đát Kỷ trong Bảng phong thần, tạo hình của cô được coi là kinh điển. Năm 2006 “nàng Kim Tỏa” Phạm Băng Băng cũng thể hiện thành công vai diễn này trong Bảng phong thần: Phượng minh kỳ sơn.
Năm 2014 “tình địch” Phạm Băng Băng là Trương Hinh Dư mang đến tạo hình Đát Kỷ gây tranh cãi vì quá diêm dúa trong Phong thần anh hùng bảng. Mới đây nhất Vương Lệ Không với tạo hình Đát Kỷ cũng khiến nhiều khán giả không mấy hài lòng trong bộ phim Phong thần. Trước đó Lâm Tâm Như mang đến hình ảnh hồ yêu nữ vô cùng xinh đẹp trong Phong thần bảng: Võ Vương phạt Trụ và Ôn Bích Hà tiếp tục tạo dấu ấn với Đát Kỷ khêu gợi trong Phong thần bảng do TVB sản xuất năm 2001.
Tiểu Kiều
Năm 1985đài Atv của Hong Kong sản xuất bộ phim truyền hình Chu Cát Lượng có sự xuất hiện của nhân vật Tiểu Kiều được giao cho nữ diễn viên xinh đẹp Mễ Tuyết thể hiện. Phiên bản Tam Quốc diễn nghĩa (1994) do Hà Tình đóng và khiến bao người xem mê mẩn.
Trong khi phiên bản của Lâm Chí Linh trong Xích bích (2008) cũng nhận được ý kiến ngợi khen của người hâm mộ. Năm 2010 Huỳnh Dịch vào vai Tiểu Kiều trong phim Chiếc hộp ánh trăng, Triệu Khả trong Tam Quốc (2010) và Nhạc Linh trong Tam Quốc anh hùng truyền kỳ: Quan Công (1995) do Đài Loan sản xuất.
Võ Tắc Thiên
Năm 1985 phía Đài Loan sản xuất bộ phim truyền hình Nhất đại nữ hoàng với vai Võ Tắc Thiên từ trẻ đến già được nữ diễn viên Phan Nghinh Tử thể hiện đầy thành công, ở bà toát lên vẻ quyền uy và thần thái kiêu sa của một vị vua bà khét tiếng lịch sử.
Năm 1995 ở đại lục cũng ra mắt bộ phim Võ Tắc Thiên do nữ diễn viên tên tuổi Lưu Hiểu Khánh thể hiện và cũng trở thành một phiên bản nhận được nhiều lời ngợi khen của công chúng. Phiên bản của Phạm Băng Băng trong Võ Mỵ Nương truyền kỳ (2014) lại là một thành công khác của “nữ hoàng thị phi” khi tạo nên hình tượng một nữ chúa có nhiều điểm khác biệt so với các phiên bản trước.
Năm 2013 Lưu Gia Linh thể hiện một hình tượng lạ mắt về ngoại hình của Võ Tắc Thiên trong bom tấn Địch Nhân Kiệt: Thần đô long vương. Phiên bản của Giả Tịnh Văn trong Trí tôn hồng nhan (2004) lại khá mờ nhạt. Trong khi nữ diễn viên gạo cội Quy Á Lôi trong Đại Minh cung từ lại được đánh giá cao ở diễn xuất lẫn thần thái mà bà thổi vào nhân vật.
Lâm Đại Ngọc
Năm 1977 Trương Ngải Gia thủ vai “em Lâm” trong bộ phim điện ảnh Kim Ngọc Nương duyên Hồng Lâu Mộng. Năm 1987 Trần Hiểu Húc mang đến hình ảnh Lâm Đại Ngọc như bước ra từ nguyên tác trong bản truyền hình Hồng Lâu Mộng.
Tưởng Mộng Tiệp với tạo hình gây tranh cãi của nghệ thuật kinh kịch trong phiên bản Tân Hồng Lâu Mộng (2010). Năm 1996 Đài Loan sản xuất phiên bản Hồng Lâu Mộng do Trương Ngọc Yến thủ vai “em Lâm”. Ngoài ra Đào Huệ Mẫn cũng gây ấn tượng trong bộ phim Hồng Lâu Mộng (1989) và Mao Thuấn Quân lại là một thành công khách trong phiên bản năm 1977.
Nữ vương Tây Lương nữ quốc
Lã Hữu Huệ trong Tây Du Ký do TVB sản xuất năm 1996, Chu Lâm trong Tây Du Ký 1986, Triệu Lệ Dĩnh trong Tây Du Ký: Nữ nhi quốc, Vương Lực Khả trong Tây Du Ký (2010), Thư Sướng trong phiên bản 2011 và Hồ Tịnh trong Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không (2002).
Quách Tương
Năm 1986 Tăng Hoa Tình góp mặt trong Ỷ thiên đồ long ký do TVB sản xuất năm 1986, Lý Khởi Hồng trong Thần điêu đại hiệp (1995), Dương Mịch trong phiên bản 2006, Trương Tuyết Nghinh phiên bản 2014), Lâm Tương Bình phiên bản 1998 và Thái Quân Như trong phiên bản Thần điêu đại hiệp do Đài Loan sản xuất năm 1998.
Tiểu Long Nữ
Năm 1983 TVB sản xuất Thần điêu đại hiệp với vai “Thần tiên tỷ tỷ” do Trần Ngọc Liên đóng. Lý Nhược Đồng trong phiên bản 1995 cũng do TVB sản xuất và trở thành phiên bản kinh điển. Năm 2006 Lưu Diệc Phi tiếp tục tạo tiếng vang lớn trong phiên bản 2006.
Trong khi Trần Nghiên Hy bị “ném đá tơi tả” với bản Tân Thần điêu đại hiệp (2014). Quan Chi Lâm trong Cửu nhị thần điêu đại hiệp: Mê tâm tình trường kiếm (1992) và Phạm Văn Phương trong phiên bản của Singapore sản xuất năm 1998.
from http://ift.tt/2taa5jR
No comments: